Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2008

Bài giảng ngoại khoa lâm sàng

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC LÂM SÀNG

DÀNH CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH THỰC TẬP LÂM SÀNG

TẠI BV NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Xem tại đây

...........

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2008

Giáo trình Gây mê hồi sức

Thư viện giáo trình do

TS.BS. HỒ KHẢ CẢNH (chủ biên)
BS.LÊ HỒNG CHÍNH
BS. TRẦN THỊ THU LÀNH

Giáo trình
GÂY MÊ HỒI SỨC I


TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG GMHS

Huế 2006


Giáo trình Gây mê Hồi sức
Mở đầu
Chương 1: Sơ lược lịch sử phát triển chuyên ngành Gây mê Hồi sức
Chương 2: Thăm khám bệnh nhân trước gây mê
Chương 3: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ
Chương 4: Vô khuẩn-khử khuẩn
Chương 5: Rối loạn thăng bằng nước và điện giải
Chương 6: Rối loạn cân bằng toan kiềm
Chương 7: Tai biến và biến chứng trong gây mê
Chương 8: Tai biến và biến chứng nhiễm độc thuốc tê
Chương 9: Truyền máu
Chương 10: Kỹ thuật gây tê tuỷ sống
Chương 11: Kỹ thuật gây tê tĩnh mạch
Chương 12: Kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay
Chương 13: Kỹ thuật gây tê thần kinh ngoại biên
Chương 14: Gây tê ngoài màng cứng-Gây tê qua khe xương cùng
Mục lục
Tài liệu tham khảo

Mở Giáo trình

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

Giáo trình giải phẫu học

Toàn bộ giáo trình điều dưỡng - Hãy làm y tá cho chính bản thân mình
không thể bỏ qua. Mở sách giáo trình tại đây


............................

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2008

BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG VÀ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH

..................

BS. CAO VĂN THỊNH

Khi thấy xuất hiện ở chân các sợi dây búi tĩnh mạch giãn một cách bất thường (có người quen gọi là sợi gân xanh nổi dưới da, đặc biệt rõ ở người da trắng và mỏng) đó là chứng bệnh giãn tĩnh mạch nông. Tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khác. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới thì bệnh giãn tĩnh mạch nông có 3 điểm chính: Tĩnh mạch giãn là tĩng mạch nông. Tĩnh mạch giãn chãy ngoằn ngoèo (quanh co). Tĩnh mạch đó có hiện tượng máu lưu thông theo chiều trái ngược. Với định nghĩa này sẽ loại trừ bệnh giãm tĩnh mạch sâu, bệnh phồng tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch trong thể thao (tĩnh mạch chạy thẳng). Giãn tĩnh nông có thể là giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch mạn tính hay các biến chứng loét ở chân.
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp có chừng 20 - 40% dân số mắc bệnh số bệnh nhân nữ cao hơn số nam gấp 4 lần, tại TPHCM cho thấy bệnh này cũng khá thường gặp (43,97% gặp giãn tĩnh mạch nông ở người cao tuổi, trong đó có 16,91% bị suy tĩnh mạch mạn tính). Bệnh nhân chỉ nhập viện khi đã có những biến chứng hoặc ở giai đoạn muộn như rối loạn dinh dưỡng, loét chi.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM GIÃN TĨNH MẠCH
- Nữ giới gặp nhiều hơn: Có thể do một số yếu tố như hormon, mang thai, đứng nhiều, khối cơ ở chi nhỏ, sử dụnh giày dép không thích hợp...
- Mang thai nhiều lần và gần nhau, làm tĩnh mạch yếu dần.
- Nghề nghiệp liên quan đến bệnh: Phải đứng lâu, tiếp xúc nhiệt độ cao ở vùng chân như tài xế, đầu bếp, thợ cắt tóc, thợ đệt, các phẫu thuật viên... Kể cả thói quen ít hoạt động qua lại...
- Mập do khối ruột gấy áp lực ép vào các tĩnh mạch chậu là tĩnh mạch có rất ít van, gây ứ đọng tĩnh mạch chi dưới.
- Sau phẫu thuật hay gãy xương phải bó bột có thể gây biến chứng do nằm bất động kéo dài như huyết khối và viêm tĩnh mạch huyết khối.
- Ắn uống ít chất xơ gây táo bón, khi rặng làm tăng áp suất trong ổ bụng.
XÁC ĐỊNH BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG VÀ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH.
* Phình giãn tĩnh mạch ở chân biểu hiện điển hình khi dưới da xuất hiện các sợi hay búi tĩnh mạch giãn, quanh co, chướng căng, nhất là ở tư thế đứng, tình trạng này có khi kéo dài khá lâu, một số trường hợp chỉ được phát hiện một cách vô tình như đi tắm biển.

.............

* Suy tĩnh mạch mạn tính: Cảm giác khó chịu, nặng chân, đau, vọp bẻ... các triệu chứng này xuất hiện rõ khi ở tư thế dùng máy Doppler, chụp X-quang tĩnh mạch để có chẩn đoán chính xác.
* Mức độ suy tĩnh mạch mạn: Dựa vào các ctriệu chứng lâm sàng, người ta chia suy tĩnh mạch mạn tính thành nhiều mức độ:
- Độ 0: Chỉ đơn thuần có triệu chứng cơ năng như đã mô tả
- Độ 1: Giãn các tĩnh mạch xa, tĩnh mạch lưới, sưng vùng mắt cá chân.
- Độ 2: Xuất hiện giãn tĩnh mạch rõ, điển hình.
- Độ 3: Có kèm theo phù nhưng không có những biến đổi của da.
- Độ 4: Đã có biến đổi của da như sạm da, chàm, xơ mỡ bì.
- Độ 6: Biến đổi da và có loét tiến triển.
Như vậy dựa trên cách chia độ người ta có thể đánh giá mức độ của bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

PHÒNG NGỪA BỆNH
Phương pháp phòng bệnh nhằm chặn dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch giãn hoặc làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn, các biện pháp bao gồm:
- Giữ tư thế thuận lợi cho lưu thông trong tĩnh mạch như khi naằm nghỉ kê chân cao.
- Tập cơ mạnh để tạo sức ép cho máu tĩnh mạch đổ về tim, đơn giản như đi bộ, chơi thể thao.
- Tránh đứng lâu hay ngồi lâu quá dễ gâyứ trệ tuần hoàn.
- Mang băng thun hay vớ thun với mức độ ép khác nhau tạo tác dụng hút máu trở về.
- Tránh béo phì, đây là một yếu tố nguy cơ cho bệnh xuất hiện và tiến triển nhanh.
- Vận động tập hít thở sâu tạo áp lực hút để máu tĩnh mạch trở về tốt hơn.
- Ngoài ra còn một số biện pháp luôn luôn tỏ ra quan trọng và cần thiết, mỗi người cần có một cách áp dụng riêng sao cho phù hợp và hạn chế sự tiến triển của bệnh.

SỬ DỤNG BẮNG THUN ÉP
Người ta dùng băng hay vớ có chất liệu co giãn và có thể ép vào các tĩnh mạch giãn. Hữu hiệu trong mọi trường hợp có giãn tĩnh mạch nông và được sử dụng chủ yếu vào ban ngày nhất là khi phải đứng lâu, có thể dùng băng, vớ ngắn, vớ dài. Băng thun ép có tác dụng:
- Phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ tĩnh mạch nông và sâu, thông qua hệ tĩnh mạch nối.
- Giảm đường kính lòng mạch để tăng khả năng vận chuyển khi nghỉ và khi gắng sức.
Tuy nhiên khi áp dụng gặp không ít khó khăn như thông quen mang vớ thường xuyên, khí hậu nóng gây khó chịu.
ĐIỀU TRỊ BẲNG THUỐC
Những thuốc có tác dụng phục hồi sự luân chuyển máu trong vi quản, tăng trương lực tĩnh mạch được dùng trong điều trị các bệnh tĩnh mạch, chủ yếu là đều trị các triệu chứng nặng chân, đau, kiến bò, bỏng rát, phù nề, cảm giác nặng chân

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHÍCH XƠ
Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Mục tiêu của phương pháp là loại bỏ sinh sạn trào ngược bệnh lý. Điều trị là tạo sự sang thương trong lớp nội mạc của thành mạch máu, dẫn đến xơ hóa các tĩnh mạch bị giãn.

PHẪU THUẬT
Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng và được sử dụnh tương đối rộng rãi. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong đó có 2 phương pháp chính.
- Phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch giãn.
- Rút bỏ những đoạn tĩnh mạch giãn cũa hệ lưới, của mạch nhánh. Tại Bệnh viện Bình dân trong 6 năm (1992 - 1997) có 70 trường hợp giãn tĩnh mạch nông có suy tĩnh mạch mạn được điều trị, trong đó 51 trường hợp được phẫu thuật (72,85%) và 19 trường hợp điều trị nội khoa (26,7%).
Các trường hợp phẫu thuật: là các trường hợp giãn tĩnh mạch nông có suy tĩnh mạch mạn thời gian mắc bệnh kéo dài, ở trên độ III. Sau mổ bệnh nhân được dùng băng ép trong vòng một tháng, kết hợp dùng thuốc.
Các trường hợp điều trị nội khoa: là các trường hợp giãn tĩnh mạch nhẹ, hầu hết cho băng thun ép và dùng thuốc sẽ có kết quả tốt.
Kết luận: Bệnh giãn tĩnh mạch nông khá thường gặp nhưng ít được chú ý. Giải quyết sớm nhóm bệnh này quan trọng nhất là phòng ngừa bệnh tiến triển. Cần điều trị các rối loạn tĩnh mạch ở tất cả các giai đoạn của bệnh và khôngg nên chần chừ để tránh các biến chứng như viêm loét chi rất khó điều trị.




...........................................

trích dẫn Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/2008)

1. Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn có thể khiến cho máu chạy theo những đường ngược nhau.
Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương.






2. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao:
Trên thế giới tỷ lệ nam mắc bệnh này là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 3 lần nam giới.

Những phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Cùng với đó là việc đi giày cao gót và tăng trọng lượng cơ thể càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
Nguy cơ mắc bệnh lớn nữa thuộc về phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 – 30%.



3.Triệu chứng:
Những triệu chứng bệnh biểu hiện rõ vào mùa hè, khi phải đứng lâu, người bệnh sẽ thấy chân nằng nặng, cảm giác như kiến bò ở chân. Đó là hậu quả của việc ứ máu trong tĩnh mạch.

Khi bệnh nặng hơn, bạn sẽ thấy da chân lộ ra những sợi tĩnh mạch màu xanh hoặc tím, thậm chí là những búi cuộn tĩnh mạch. Những cuộn tĩnh mạch này sẽ phồng lên khi bạn đứng hay di chuyển và xẹp xuống khi bạn nằm.

4. Nguyên nhân:
- Di truyền có vai trò lớn trong những nguyên nhân mắc giãn tĩnh mạch chân. Theo thống kê có 80% bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân mãn tính có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
- Giới tính cũng cho thấy nguy cơ bệnh cao hơn. Thường nữ mắc bệnh nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.
- Tăng trọng quá mức cũng là một nguyên nhân chủ yếu do tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân và trào ngược do gia tăng áp lực từ ổ bụng.
- Thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
- Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương v.v…
- Những người ăn theo chế độ nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng rất dễ bị giãn tĩnh mạch.

5. Phòng tránh bệnh như thế nào?
-Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
- Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
- Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
- Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.
- Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.
- Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
- Tránh đi giày cao gót.
Khi phát hiện ra các triệu chứng mắc bệnh cần phải đến bệnh viện ngay. Ở Việt Nam, 70% các trường hợp mắc bệnh không biết mình có bệnh, vì vậy chỉ khi bệnh đã có những biến chứng mới đi điều trị.

6. Biến chứng của giãn tĩnh mạch:
- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

7. Các phương pháp chữa trị hiện nay

- Dùng băng ép và tất ép
Mục đích là để tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên và giảm đường kính lòng mạch, giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính, hỗ trợ cho các biện pháp điều trị nội khoa và phòng ngừa tái phát.
- Dùng thuốc
Dùng thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa:




+) Chích xơ:
Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống: nông, sâu và xuyên. Chích xơ chỉ dùng trong trường hợp tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.




+) Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.:
Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn rồi luồn một dụng cụ có tên Stripper từ dưới mắt cá trong đi lên trên nếp bẹn để lôi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn ra..
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép toàn bộ chi và nằm bất động trên giường ba ngày.


........................

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008

TỔNG QUAN CÁC BIỆN PHÁP VÀ KỸ THUẬT KHỬ TRÙNG

I/ KHỬ TRÙNG:

1/ Phương pháp vật lý:
a/ Nhiệt độ:
- Sử dụng tủ sấy: lau khô dụng cụ rồi cho vào tủ, điều chỉnh nhiệt độ tăng dần đến 180 độ C trong vòng 15-45 phút. Tránh đưa nhiệt độ lên quá 200 độ C. Không dùng tủ sấy cho dụng cụ nhựa, cao su hay bông gạc.
- Hấp 110-140 độ C: đựng dụng cụ trong hộp rồi cho vào nồi hấp (3 atm) từ 45-60 phút. Khi áp lực trở về 0 atm thì mới mở vòi xả. Chú ý khi hấp phải mở các lỗ trên hộp đựng dụng cụ để hơi nóng đi vào, hấp xong đậy lại trong 30 phút.
- Nước nóng 100 độ C: trong vòng 30 phút. Tránh đốt các dụng cụ với Alcool vì có thể làm hư hại dụng cụ.
b/ Tia cực tím:
- Để sát khuẩn trong nước thì cho nước chảy thành lớp mỏng trước đèn tia cực tím.
- Dễ hấp thu với những chất hữu cơ, kể cả những dụng cụ trong suốt.
- Không có tác dụng diệt khuẩn với những dụng cụ cản quang.
c/ Siêu âm:
- Dùng diệt khuẩn dung dịch, khí và không khí gần xung quanh.
- Tần số 50.000 Hz thường dùng để lau chùi bề mặt các dụng cụ kim loại.
d/ Phóng xạ:
- Dùng sóng, tia X hoặc đồng vị phóng xạ phát tia.
- Liều thông thường là 2,5 Mr (Megarat).

2/ Phương pháp hóa học:
Yêu cầu hóa chất phải có tác dụng kéo dài, không làm tổn thương tổ chức sống, dễ sử dụng và dễ tẩy sạch sau khi sát khuẩn.
Một số nhóm hóa chất chính:
- Cồn Etylic: diệt vi khuẩn không nha bào chỉ trong vài giây, ức chế hoạt động của virus.
- Chất Aldehyt: dạng dung dịch focmon 4% hoặc polime hóa thành viên triometylen. Dùng sát khuẩn căn phòng bị nhiễm khuẩn. Không tác dụng với tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh.
- Họ halogen và peroxyt: hipoclorit (nước Javen, dd Dakin…) tác dụng tốt với trực khuẩn nhưng dễ giảm hiệu lực khi có các chất hữu cơ. Dung dịch cồn Iod 5% có tính sát khuẩn mạnh. Oxy già 3% diệt vi khuẩn bằng tác sụng oxy hóa. Acid peaxetic 2% bơm thành dạng hơi, dùng để sát khuẩn dụng cụ.
- Nhóm amonium hóa trị 4: betadin (amonium hóa trị 4 + xà phòng + iod + cồn) có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nhất là tụ cầu.
- Các kim loại nặng (thủy ngân) làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn nhưng gây độc cho cơ thể.
- Nhóm phenol và các dẫn xuất.

II/ KỸ THUẬT KHỬ TRÙNG:
1/ Đối với vải: giặt sạch bằng xà phòng => phơi nắng => hấp vải 135 độ C trong 15 phút hoặc 125 độ C trong 30 phút. Nếu mổ nhiễm thì trước khi giặt phải ngâm vải trong nước Javen, nước vôi hoặc dd focmon 4%.
2/ Đối với dụng cụ kim loại: rửa xà phòng => đun sôi 100 độ C trong 30 phút => lau khô bằng dầu hỏa => hấp 180 độ C trong 20 phút hoặc 160 độ C trong 60 phút.
3/ Đối với dụng cụ thủy tinh: rửa sạch rồi đem hấp ẩm 125 độ C trong 30 phút hoặc 120 độ C trong 45 phút. Hoặc ngâm dd focmandehyt 4% trong 3 giờ hoặc 10% trong 30 phút.
4/ Đối với dụng cụ cao su: thường chỉ xài 1 lần rồi bỏ. Nếu xài lại thì khử trùng bằng tia gamma hoặc hơi etylen oxyt dưới áp lực hoặc hấp 120 độ C trong 30 phút.
5/ Một số dụng cụ đặc biệt khác:
- Ống soi phế quản, bàng quang, thực quản: đun sôi 100 độ C => ngâm dd focmon 4% => rửa lại bằng nước muối NaCl vô trùng.
- Ống nội khí quản, dây cao su của máy gây mê: tiệt khuẩn bằng hơi focmon 4% hay bằng tia hoặc etylen oxyt.
- Dụng cụ mổ nhiễm: ngay sau khi mổ, phải ngâm dd focmon 4% trong 30 phút => rửa lại với xà phòng => đun sôi rồi lau khô => hấp.
Chú ý: Tất cả virus, kể cả HIV, đều bị tiêu diệt bằng hơi nước khử trùng của nồi hấp trong 20 phút ở 100 kpa trên áp lực khí quyển hoặc sấy nóng 170 độ C trong 2 giờ.

...............................

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

Hình Đại hội GMHS toàn quốc 12/2008

Chúc mừng Đại hội thành công tốt đẹp




















































Hình Đại hội GMHS toàn quốc tại Buôn mê thuộc (Daclac)Nhiệm kỳ:2009-2014