Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2008

Bí kiếp giữ cho bộ ngực không bị...sau khi cho con bú


Một đôi ''gò bồng đảo" hoàn mỹ phải dựa vào nhiều yếu tố: di truyền, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và bảo vệ... Dưới đây là một số bí quyết giúp họ bảo vệ "đôi gò" của mình.

Cách chọn mặc áo ngực

Ngực cũng giống như bất kỳ một bộ phận nào khác trong cơ thể, cần ôxy để thở, để trao đổi chất và giúp lưu thông máu. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn không nên mặc áo ngực quá chặt, có lớp mút quá dày.

Khi tập thể dục, chạy nhảy bạn nên mặc áo ngực, vì vận động mạnh sẽ làm cơ ngực bị xệ xuống. Đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh.

Các bạn nữ nên mặc áo có gọng để cơ ngực được nâng đỡ. Các loại áo có kích cỡ vừa phải không quá chật, quá rộng và lớp đệm mút vừa phải sẽ tốt hơn cho "đôi gò" của bạn. Khi chơi thể thao, bạn nên mặc những trang phục có chất cotton, dễ thấm mồ hôi, hoặc mặc các loại áo thun co giãn để ngực được "thở" lúc vận động.

Khi đi ngủ, bạn không nên mặc áo ngực vì khoảng thời gian này là thời điểm mà "đôi gò" cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Hơn thế nữa việc mặc áo ngực trong khi đi ngủ sẽ gây những tác động không tốt đến ngực.

Cho con bú làm mất dáng ngực?

Rất nhiều phụ nữ đã không dám cho con bú vì sợ làm ngực xấu đi, mất đi vẻ săn chắc trước khi sinh, những suy nghĩ này không hoàn toàn đúng.

- Trong thực tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ sơ sinh, mà không có loại sữa nào thay thế được.

- Khoa học đã chứng minh việc cho con bú sẽ giúp ngực không bị mắc các hiện tượng: tắc tuyến sữa, căng cứng hay áp xe ngực.

- Bạn nên cho con bú đều 2 bên để sau khi cai sữa kích thước của 2 "gò" không bị lệch nhiều.

Sau đây là một số động tác để có "đôi gò" hoàn mỹ

Động tác 1

Chống đẩy: Nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, mũi chân chống trên nền, 2 tay nâng ngực lên vuông góc với mặt đất. Giữ tư thế này trong vài phút, nên tập động tác này 2lần/ngày.

Động tác 2

Đẩy tạ: Mỗi tay cầm một chiếc tạ có trọng lượng từ 2,5 - 4kg, nằm ngửa trên băng ghế dài, duỗi 2 tay sang 2 bên, lòng bàn tay ngửa. Sau đó, thu 2 tay ép vào ngực. Lặp lại động tác này ít nhất 12 lần.

Động tác 3

Massage ngực: Khi tắm bằng nước ấm, bạn có thể dùng bàn tay massge quanh ngực theo chiều từ dưới lên trên khoảng 5 - 10 phút/lần. Nếu bạn duy trì được cách làm này thường xuyên, chắc chắn bộ ngực của bạn sẽ săn chắc lại hơn được rất nhiều.

Ngoài ra, để cân bằng kích thước 2 bên ngực, bạn có thể cải thiện tình hình trên bằng các cách sau: Tránh nằm nghiêng về bên ngực to hơn, mà nên nằm nghiêng về bên ngực nhỏ trong khoảng thời gian tương đối. Hầu như ai cũng có một tay thuận, do đó bạn nên tăng cường vận động bên tay không thuận, thường xuyên thực hiện điều này sẽ làm cho 2 bên ngực trở nên cân bằng.

XVDomino

Một số thuốc ảnh hưởng đến bài tiết sữa


Tăng nồng độ prolactin trong máu là yếu tố quyết định sự bài tiết sữa. Hầu hết các tác động của thuốc đối với quá trình tiết sữa đều thực hiện thông qua hormon này.

Bình thường, sự tổng hợp và bài tiết sữa mẹ được điều hòa và kiểm soát chủ yếu thông qua prolactin, một hormon được bài tiết từ tuyến yên.

Nồng độ của hormon này thường tăng cao nhất trong 2 tuần đầu sau đẻ, sau đó giảm dần và trở về mức bình thường sau 6 tháng.

Những thuốc gây ức chế tiết sữa
Một số thuốc như estrogen, testosteron, progestin, pseudoephedrin và các dẫn xuất ergot như bromocriptin, ergotamin, cabergolin được ghi nhận có khả năng gây mất sữa ở người do làm giảm bài tiết prolactin từ tuyến yên hoặc ức chế hoạt tính của hormon này trên các mô tạo sữa.

Mặc dù chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy estrogen, một loại nội tiết tố nữ thường dùng trong các viên tránh thai, có khả năng ức chế mạnh mẽ sự tiết sữa ở một số bà mẹ nhạy cảm với thuốc.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy lượng sữa bài tiết bị giảm rõ rệt nếu các bà mẹ này sử dụng estrogen sớm ngay sau khi sinh. Sự thay đổi này có thể diễn ra nhanh hoặc chậm, một số trường hợp chỉ được phát hiện khi đã có thay đổi rõ rệt.

Nói chung, tất cả các bà mẹ đang cho con bú, có sử dụng viên tránh thai chứa estrogen, cần được báo trước nguy cơ gây mất sữa của thuốc để lưu ý phát hiện sớm.

Mặc dù progestin có thể gây mất sữa ở một số phụ nữ dùng thuốc này quá sớm sau khi sinh, nhưng nguy cơ này thấp hơn nhiều so với estrogen.

Do đó, khi có nhu cầu tránh thai, các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên sử dụng các viên tránh thai có chứa duy nhất progestin liều thấp.

Sau sinh là khoảng thời gian việc bài tiết sữa rất nhạy cảm với tác dụng của các nội tiết tố nữ, do đó, tốt nhất các bà mẹ đang cho con bú nên tránh sử dụng các viên tránh thai trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng sau khi sinh.

Một số dẫn xuất ergot có thể gây giảm nồng độ prolactin trong máu và do đó gây giảm tiết sữa. Bromocriptin, một dẫn xuất ergot thường sử dụng trong điều trị Parkinson và u tuyến vú cũng rất có hiệu quả trong việc giảm cương sữa và ức chế tiết sữa.

Cabergolin, một dẫn xuất ergot mới hơn có tác dụng tương đương bromocriptin nhưng ít tác dụng phụ hơn. Liều 1mg cabergolin sử dụng sớm ngay sau sinh hoặc 0,25mg x 2 lần mỗi ngày trong 2 ngày sẽ ức chế hoàn toàn việc tiết sữa.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, pseudoephedrin, một thuốc có tác dụng giảm phù nề cuống mũi và chống nghẹt mũi cũng có thể gây ức chế tiết sữa.

Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng của thuốc này đối với việc tiết sữa vẫn đang tiếp tục nhưng các bà mẹ đang nuôi con vẫn nên hết sức thận trọng khi sử dụng pseudoephedrin, đặc biệt trong những tháng cuối của thời gian cho con bú, khi nguồn sữa đã giảm.

Những thuốc kích thích tiết sữa
Ở những bà mẹ bị thiếu sữa do nồng độ prolactin không đủ cao nhưng vẫn có đủ số lượng các nang tạo sữa, việc sử dụng một số thuốc ức chế các thụ cảm thể dopamin ở vùng dưới đồi như: metoclopramide, domperidon, risperidon hoặc các dẫn xuất của nhóm phenothiazin có thể gây tăng tiết prolactin từ tuyến yên và kích thích việc tạo sữa.

Metoclopramide và domperidon là hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất cho mục đích này.

Metoclopramide với liều thường sử dụng là 10-15mg, 3 lần mỗi ngày, làm tăng rõ rệt lượng sữa bài tiết, một số trường hợp có thể tăng gấp đôi. Lượng thuốc được bài tiết qua sữa rất nhỏ, thường không đủ để gây ảnh hưởng đối với trẻ. Các tác dụng phụ hay gặp nhất đối với bà mẹ là biểu hiện trầm cảm và co thắt dạ dày.

Domperidon cũng là một thuốc kích thích bài tiết prolactin nhưng an toàn hơn so với metoclopramide vì không qua hàng rào máu não và do đó không có các tác dụng phụ ở hệ thần kinh.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, domperidon có thể làm tăng thể tích sữa khoảng 44,5% sau 7 ngày, nồng độ của thuốc trong sữa cũng rất nhỏ (khoảng 1,2 nanogam/ml).

Hiện nay, domperidon là thuốc được ưa dùng nhất cho mục đích làm tăng tiết sữa. Các dẫn xuất của nhóm phenothiazin cũng có tác dụng ức chế thụ thể dopamin nhưng do có nhiều tác dụng phụ (như gây buồn ngủ, khô miệng, run chân tay...) nên ít được sử dụng để kích thích tăng tiết sữa.

Một điều cần lưu ý là các thuốc ức chế thụ thể dopamin chỉ có hiệu quả tăng tiết sữa ở một số người có nồng độ prolactin thấp, những người có nồng độ prolactin lớn hơn 100 nanogam/ml thường không đáp ứng với nhóm thuốc này.

Nếu lượng sữa không tăng lên sau một tuần sử dụng, các thuốc kích thích tiết sữa nên được ngừng lại. Việc ngừng các thuốc này nên được tiến hành từ từ, tránh ngừng đột ngột vì có thể gây mất sữa.

Các thuốc kích thích tạo sữa có nguồn gốc thảo dược cũng thường được sử dụng, nhưng các thông tin về hiệu quả và tính an toàn còn ít. Cỏ cari đã được sử dụng thành công trong một số nghiên cứu gần đây.

Theo lamchame

Khi mang thai chế độ ăn uống của mẹ như thế nào


Người mẹ được ăn uống đầy đủ bào thai sẽ có cơ may phát triển tốt, trẻ sinh ra đủ cân, thể chất và tinh thần phát triển tốt. Ngược lại, người mẹ ăn uống thiếu thốn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn là bào thai; trẻ đẻ ra bị nhẹ cân (dưới 2.500g), sức đề kháng yếu dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng; người mẹ sẽ không đủ sức để “vượt cạn”, “mẹ tròn con vuông”, không đủ nguyên liệu dự trữ để sinh sữa, không đủ sữa cho con bú, sức khỏe chậm hồi phục. Thông thường, khi được ăn uống đầy đủ thì sau 3 tháng đầu, cân nặng cơ thể mẹ sẽ tăng được 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg; tức là đến cuối thai kỳ, cân nặng cơ thể mẹ tăng cả thảy 10-12kg. Trong số này có đến 6-8kg thuộc về thai nhi và phần phụ của thai; còn 4kg là phần dự trữ ở mô mỡ của người mẹ để sinh sữa.

Vậy trong thời kỳ thai nghén, người mẹ nên ăn như thế nào và ăn bao nhiêu là đủ?

Nói chung, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ lúc này phải nhiều gấp rưỡi lúc bình thường, thức ăn phải giàu chất dinh dưỡng, tươi, sạch, không bị nhiễm nấm mốc, vi sinh vật gây bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật. Một khẩu phần hợp lý với người có thai trong 6 tháng cuối phải bảo đảm mỗi ngày được cung cấp 2.550 Kcalo (bình thường 2.200 Kcalo), 1,5-2g protein/kg, 0,7-1g lipid (mỡ và dầu)/kg, 6-7 glucid/kg; có đủ vitamin, chất khoáng và vi chất. Với những gia đình kinh tế eo hẹp, cố gắng dành ưu tiên cho người mẹ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, sao cho mỗi ngày được phụ thêm 350 Kcalo, 15g protein, 0,2mg vitamin B1, 0,2mg vitamin B2, 2,3mg vitamin PP; bảo đảm cung cấp 30mg vitamin C, 750 microgam vitamin A, 10 đơn vị vitamin D, 1-1,2g canxi, 14-28mg sắt.

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng; trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng (gà, vịt). Các thức ăn này còn cung cấp cho cơ thể một lượng chất béo (mỡ, dầu) vừa giúp tăng cân vừa để hấp thu cac vitamin tan trong dầu, mỡ như A, D, E, K. Rau quả là nguồn cung cấp chủ yếu cung cấp cho cơ thể vitamin, chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Lượng vitamin C trong rau muống tính theo mg% là 20; rau ngót 143, rau giền: 26 và lượng caroten trong cà chua: 1,90, cà rốt 0,85-7,65, gấc 18,3, hành lá: 4,80, rau giền 1,44, rau muống 2,50, rau thơm 2,80, đu đủ chín 1,30, muỗm 3,05. Những loại rau quả này sẵn có ở các vùng nông thôn nước ta mùa nào thức ấy.

Cũng cần phải nói đến vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục...). Để có đủ chất, bữa ăn hằng ngày của người mẹ cần đa dạng, thường xuyên đổi món để dễ ăn, để bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Ví như sự có mặt vitamin C trong rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt và chuyển hóa sắt của cơ thể.

Trong nhiều năm qua do thành quả của các chương trình kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, các chương trình chăm sóc sức khỏe bản đầu, các dự án về sức khỏe sinh sản... tình hình sức khỏe bà mẹ nhìn chung đã được cải thiện nhiều, song ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khả năng tự đáp ứng của các bà mẹ còn xa so với nhu cầu: năng lượng trong khẩu phần các bà mẹ mới chỉ đạt 78% nhu cầu ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, 76% nhu cầu ở 6 tháng đầu nuôi con bú, 60% phụ nữ ở nông thôn và 50% ở thành phố trong 3 tháng cuối còn bị thiếu máu. Do kiến thức của bà mẹ và của cộng đồng về dinh dưỡng có hạn, nên ngay nơi phong trào VAC phát triển tốt, nhiều bà mẹ vẫn chưa biết sử dụng hợp lý các sản phẩm tại chỗ do VAC đem lại.

Điều này cho thấy trong thời gian tới, cần tiếp tục coi trọng các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động góp phần hạ thấp các sự cố do thai sản ở bà mẹ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trong phạm vi toàn quốc.

Cho em bé bú thế nào nhỉ


• Cấu tạo của vú
Vú bao gồm núm vú, quầng vú (là phần sậm màu quanh núm vú), tuyến vú và các mô mỡ dưới da. Mỗi tuyến vú được chia thành 15 – 20 thùy và được nối với núm vú qua các ống dẫn sữa. Chức năng chính của tuyến vú là tạo ra sữa và bảo quản sữa. Sữa tạo ra trong tuyến vú được dẫn vào ống dẫn sữa, qua khoang chứa sữa đến núm vú và vào miệng trẻ khi trẻ bú. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ cả về thể chất và trí não, ngoài ra sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ tránh được bệnh tật..
• Bao lâu sau khi sinh thì người mẹ có sữa?
Sau khi sinh 2 – 3 ngày cơ thể người mẹ mới tiết ra một lượng rất ít sữa màu vàng gần như trong suốt, người ta gọi đó là sữa non, nhưng chỉ trong vòng 1 – 2 tuần lượng sữa mẹ sẽ đủ để nuôi em bé. Ban đầu lượng sữa mẹ tiết ra rất ít nhưng tình trạng đó sẽ được cải thiện dần do kích thích từ động tác mút sữa của trẻ. Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa bình sẽ không chịu bú mẹ vì chúng không quen với việc phải mút mạnh vú mẹ để có sữa. Nếu sau 4 – 6 ngày sau khi sinh lượng sữa mẹ vẫn chưa đủ cho trẻ bạn nên cho trẻ bú thêm sữa bột. Tuy nhiên lúc này bạn cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ hay chuyên viên chăm sóc sức khỏe.

• Tại sao lại khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ?
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ là điều tối quan trọng vì sữa mẹ chứa những chất dinh dưỡng tự nhiên chống lại bệnh tật, như tạo ra kháng thể ở thành ruột nhằm ngăn chặn vi khuẩn và vi trùng. Sữa mẹ còn giàu chất đường sữa và chất sát trùng. Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu, ngoài ra axít amino trong sữa mẹ giúp cơ thể trẻ tăng trưởng từng ngày. Trước mỗi lần cho trẻ bú, người mẹ phải luôn rửa sạch tay, lau toàn bộ vùng vú, núm vú bằng khăn ướt và sạch. Nếu núm vú bị nứt nẻ và sữa không thông đều phải xử lý kịp thời để tránh gây ra viêm tuyến vú. Nếu núm vú có vết nứt thì phải tạm dừng cho con bú để bôi thuốc chống viêm, dùng dụng cụ hút sữa hoặc dùng tay nặn sữa vào bình để cho bé bú. Nếu sữa quá nhiều bé bú không hết thì nên vắt bỏ sữa thừa nhằm thúc đẩy tuyến sữa tiết ra sữa nhiều hơn.

• Cho trẻ bú bao nhiêu lần trong ngày là hợp lý?
Em bé sẽ đòi ăn bất cứ khi nào bé đói, vì vậy nên cho trẻ bú khi trẻ đòi trong tháng đầu sau khi sinh. Trẻ sơ sinh thường không có giờ giấc bú rõ ràng. Ban ngày khoảng 3 – 4 lần, các cữ bú cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ một lần, do đó trong ngày bạn có thể cho bé bú 8 cữ và vài cữ nhỏ ban đêm Sau 1 – 2 tháng bạn có thể cho bé bú đều đặn 6 – 7 lần trong ngày, sau 2 – 3 tháng khoảng 5 – 6 lần trong ngày.

• Thời gian mỗi lần cho trẻ bú là bao lâu?
Thông thường thời gian lý tưởng mỗi lần cho trẻ bú là 10 – 15 phút, đôi khi 15 – 20 phút. Mục đích chính của việc cho bú là cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết, tuy nhiên còn vài yếu tố quan trọng khác như đáp ứng nhu cầu mút bầu vú mẹ giúp cho cơ hàm, gò má trẻ phát triển. Do đó nếu trẻ bú xong quá nhanh những mục đích cơ bản chủ yếu của việc cho bú sẽ giảm đi một nữa.

• Làm thế nào giúp trẻ bú mẹ được dễ dàng?
Trước tiên nên lau núm vú và quầng vú rồi đưa vào miệng trẻ (cả núm vú và quầng vú), đặt ngay trên lưỡi để trẻ có thể mút dễ dàng. Khi bầu vú căng đầy sữa, trẻ không thể ngậm hết cả phần quầng vú bạn nên lau bằng khăn ướt để làm cho vùng quầng núm vú mềm lại hay vắt bớt sữa đi. Sau khi trẻ bú xong nên cho trẻ ợ ra lượng khí đã nuốt vào khi bú bằng cách bế trẻ thẳng lên rồi vuốt hay vỗ nhẹ lên lưng trẻ.

• Làm gì khi trẻ không thể bú được sữa mẹ (trường hợp mẹ có đủ sữa)?
Những nguyên nhân xảy ra có thể từ bản thân trẻ hay từ người mẹ. Trong những trường hợp trước đây do đứa trẻ sinh ra quá nhỏ, trẻ có tật hay cơ hàm quá yếu, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra hầu có thể thực hiện những điều chỉnh thích hợp.

Trong thời gian sau này nguyên nhân thường là ở bầu vú người mẹ như: bộ ngực phẳng, núm vú thụt vào trong. Ngày nay hầu hết núm vú của phụ nữ bị thụt vào vì họ bắt đầu mặc áo nịt ngực từ lúc 10 tuổi và mặc ngay cả khi ngủ. Họ mặc những chiếc áo nịt ngực bó sát để tạo dáng cho những bộ ngực to nhưng phẳng, vì thế núm vú sẽ bị thụt vào trong và chiếc miệng bé xíu của trẻ sẽ không thể ngậm được. Trong trường hợp này tốt nhất nên sử dụng núm vú nhân tạo gắn vào vú bạn khi cho trẻ bú. Trẻ không thể bú được khi vú quá căng sữa, vì vậy nên vắt bỏ bớt sữa hay dùng khăn thấm nước nóng chườm lên vú để sữa chảy bớt ra. Nếu dùng núm vú nhân tạo nên lau vú của bạn bằng khăn thấm nước nóng trước khi dùng. Để giúp trẻ bú dễ dàng hơn nên cho ít sữa mẹ vào núm vú nhân tạo trước khi cho trẻ bú.

• Tư thế nào tạo thoải mái cho trẻ?
Nếu người mẹ căng thẳng và không thư giãn thì trẻ cũng không thể bú sảng khoái được. Vì vậy người mẹ phải tạo cho mình trạng thái thư giãn khi cho trẻ bú là điều quan trọng. Bạn nên tìm cho mình tư thế thoải mái nhất như thả lỏng tay lên tay vịn của ghế. Bạn hãy hít thở dài hơi và thư giãn đôi vai, bàn càng thoải mái bao nhiêu thì em bé sẽ bú dễ dàng bấy nhiêu. Bạn hãy tình một chỗ ngồi thoải mái trong tư thế thẳng và có chỗ dựa lưng. Đó có thể là một chiếc ghế thấp không tay vịn hoặc ngồi trên giường thì nên có nhiều gối để đỡ lưng. Nếu miệng trẻ cách xa vú mẹ, trẻ không thể bú được, vì vậy bạn nên đặt một cái gối cao vào lòng để nâng em bé lên cho vừa tầm hoặc co một bên đầu gối lên để đỡ lấy cơ thể em bé và nên nhớ giữ cho đầu em bé luôn cao hơn phần thân còn lại.

• Trẻ thường bị ọc sữa sau khi bú, điều đó có hại gì? Làm thế nào để khắc phục?
Trẻ thường bị ọc sữa do cấu tạo của bao tử còn quá nhỏ. Sự xáo trộn này sẽ tự qua khỏi, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Có những đứa trẻ bú một lượng quá nhiều sữa quá nhanh và ọc ngay sau đó vì sữa có lẫn nhiều không khí. Trong trường hợp này tốt nhất nên cho trẻ ngừng bú để trẻ ợ rồi mới cho bú tiếp. Nếu trẻ bú quá nhiều nên cố giảm bớt lượng sữa cho trẻ và tìm hiểu nguyên nhân. Phải luôn quan sát để thấy những thay đổi ở trẻ. Cho dù trẻ thường bị ọc sữa cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ tăng trưởng bình thường. Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên bị ọc sữa, không tăng cân, thậm chí giảm cân cần đưa trẻ đến khám ở bác sĩ Nhi khoa. Sau khi trẻ bị ọc sữa, người mẹ thường cố cho trẻ bú lại lượng sữa mới bằng số đã bị ọc ra, điều này không nên vì nó có thể làm rối loạn trạng thái quân bình ở trẻ.

• Cho trẻ ợ như thế nào?
Bế trẻ thẳng đứng, cho đầu trẻ tựa lên vai bạn hoặc cho em bé ngồi trong lòng bạn, thân nghiên ra đằng trước rồi dùng tay chà hay vỗ nhẹ vào lưng trẻ từ dưới lên trên. Bạn hãy nhớ luôn nâng đầu bé vì cổ bé còn yếu chưa chịu được sức nặng của đầu.


Cách cho trẻ bú

Cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 30 phút đầu sau khi đẻ, bú sớm sẽ kích thích tiết sữa sớm, trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Bú sớm gây được tình cảm giữa mẹ và con. Động tác bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu khi nào trẻ muốn kể cả vào ban đêm sẽ càng kích thích mẹ tạo nhiều sữa hơn. Cần tạo điều kiện cho mẹ và con nằm cạnh nhau để thuận lợi cho việc cho bú, càng cho bú nhiều sữa càng ra nhiều.

Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu mà không cần phải ăn thêm thức ăn đồ uống nào khác.

Khi trẻ bị bệnh, khi trẻ ốm, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho trẻ bú và cho bú nhiều lần hơn bình thường. Trong trường hợp trẻ không bú được cần phải vắt sữa để trẻ uống bằng thìa.

Không cho trẻ bú chai và ngậm đầu vú cao su vì như vậy trẻ sẽ bỏ vú mẹ và dễ bị tiêu chảy.

Nên cho trẻ bú kéo dài đến 2 tuổi vì sữa mẹ trong thời gian này vẫn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng cho trẻ nhất là ở những gia đình nghèo, khi thức ăn sam không được đầy đủ.

Làm thế nào để có đủ sữa cho con bú?

Cho trẻ bú đúng tư thế trẻ sẽ bú dễ dàng, bú đủ sữa, mẹ không cương sữa, phòng viêm và nứt đầu vú.

Cách cho bú: Mẹ nằm hoặc ngồi tư thế thoải mái, bế trẻ vào lòng ôm sát trẻ vào người mẹ, miệng trẻ mở rộng ngậm sâu quầng thâm quanh núm vú, cằm tỳ sát vào vú mẹ.

Khi nuôi con bú, người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ tốt, tinh thần thoải mái, luôn tin tưởng mình có nhiều sữa và được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, giúp đỡ của nhân viên y tế.

Cần được ăn uống nhiều hơn bình thường, ăn no, đủ chất, không nên kiêng khem quá. Bữa ăn hằng ngày ăn thêm các thức ăn như thịt, cá, trứng, đậu, lạc, vừng, các loại rau xanh, quả chín... uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày như nước quả, nước cháo, sữa, nước đun sôi...

Những bà mẹ ít sữa nên cho trẻ bú nhiều lần và cho trẻ bú cả ban đêm vì sẽ kích thích tạo sữa tốt hơn. Để tận dụng nguồn sữa mẹ, thời kỳ ăn dặm người mẹ nên cho trẻ bú trước rồi mới cho ăn thêm.

Nên hạn chế các thức ăn gia vị như hành, ớt, tỏi... vì có thể bài tiết qua sữa gây mùi khó chịu trẻ dễ bỏ bú.

Cần chú ý khi dùng thuốc vì một số loại thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Sưu tầm và tổng hợp từ Pigeon.com.vn

Đẻ lần đầu mình phải chuẩn bị như thế nào

Đẻ lần đầu mình phải chuẩn bị như thế nào


Khi cơn co thắt tử cung bắt đầu, nếu bạn vẫn còn ở nhà thì nên tranh thủ ăn chút gì để giữ gìn thể lực, nhưng nên tránh những thực phẩm nhiều mỡ và khó tiêu.


Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn vượt cạn một cách dễ dàng từ những người giàu kinh nghiệm:

Quà vặt làm giảm nguy cơ sinh thiếu tháng


Khi những ngày ốm nghén đi qua, nếu có thể ngoài 3 bữa chính bình thường, bạn nên ăn thêm 2 bữa phụ.


Các bác sĩ khẳng định, nếu bà bầu không ăn liên tục trong 13 giờ(bao gồm cả thời gian ngủ) thì khả năng sinh sớm sẽ tăng 30%. Đó là do bụng trống rỗng cộng thêm cảm giác đói sẽ tạo nên áp lực đối với cơ thể và nếu cảm giác này lặp lại nhiều lần sẽ dẫn tới phản ứng co cơ thể, dễ dẫn tới sinh non.


Thường xuyên tư vấn với bác sĩ


Giữ mối quan hệ tốt với bác sĩ khoa sản của bạn và cứ lo lắng hay nghi ngờ gì bạn hãy bày tỏ ngay với họ. Bác sĩ sẽ lắng nghe và giải thích cho bạn dù là những điều nhỏ nhặt nhất.


Uống nhiều nước


Mỗi ngày bạn nên uống 8-12 cốc nước. Uống đủ nước sẽ tránh được hiện tượng táo bón trong thời kỳ mang thai, giảm khả năng sinh thiếu tháng và cũng giúp tích trữ nước cho ngày vượt cạn, đồng thời giúp cơ thể của bạn sản sinh đủ sữa cho em bé.


Tìm hiểu về chuyện làm cha mẹ

Tranh thủ lúc bé chưa chào đời, vợ chồng bạn hãy tìm hiểu về cuộc sống của trẻ sơ sinh, cách chăm sóc bé và giữ gìn tổ ấm của mình khi xuất hiện thành viên tí hon. Bạn cũng nên học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm, đọc sách báo về những điều đó, nhất là về cuộc sống của bé trong 2-3 tháng đầu đời.


Nếu bạn đợi đến khi bé chào đời mới tìm hiểu thì đã muộn vì khi ấy bạn cực kỳ bận rộn. Đừng quên tìm và nhờ trước một người họ hàng đáng tin cậy đến giúp bạn trong thời gian ấy.


Luôn "sẵn sàng" trước ngày dự định sinh một tháng


Sau khi tròn 36 tuần tuổi, bé đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào có thể. Cho nên bạn cần phải hoàn thành mọi việc chuẩn bị trước ngày dự sinh 1 tháng, kể cả túi đồ sẽ mang vào viện khi trở dạ, ghi lại rõ ràng số điện thoại của vài hãng xe taxi...


Chọn người thích hợp để cùng bạn vào phòng sinh


Theo một kết quả điều tra của Mỹ mới đây thì việc sản phụ được chọn một người vào phòng sinh với mình làm giảm một nửa số ca phẫu thuật, giảm 1/3 lượng thuốc giảm đau và cũng bớt đi 1/4 thời gian sinh nở.


Phân tán sự tập trung


Trung bình một ca sinh nở cần 12-14 giờ đồng hồ. Khi tử cung co thắt, bạn cần cố giữ bình tĩnh. Nếu bạn căng thẳng ngay cơn co thắt đầu tiên, đếm số lần co thắt và thở bằng miệng mỗi lần thấy đau thì bạn sẽ mệt rất nhanh và cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Nên điều cần làm lúc bấy giờ là thả lỏng. Đi bộ, đi mua sắm, tưới cây, cắm hoa..., sẽ giúp bạn tạm quên đi những căng thẳng này.


Mát xa nhẹ nhàng


Trong quá trình trở dạ, nếu có người mát xa nhẹ nhàng cho bạn thì rất tốt, nhất là những chỗ bạn cảm thấy khó chịu. Cách này giúp giảm đau và giải tỏa lo lắng. Hãy nói cho người đó biết bạn muốn được mát xa theo kiểu nào và lực mạnh đến đâu.


Thông thường sau giai đoạn đầu của quá trình trở dạ, mát xa phần vai và gáy sẽ khiến sản phụ thấy thoải mái. Tiếp theo khi những cơn co thắt tử cung ngày một dày hơn thì mát xa vùng lưng eo sẽ có hiệu quả. Đương nhiên sẽ có lúc bạn không muốn ai đụng vào người mình hết.


Chọn tư thế sinh nở


Mặc dù hầu hết các bệnh viện đều yêu cầu sản phụ sinh trong tư thế nằm nhưng như thế không phải là tốt nhất. Các bác sĩ sản khoa ngày càng ưa chuộng tư thế sinh đứng hoặc quỳ, phần trên của cơ thể thẳng đứng sẽ tạo ra trọng lực rất tốt giúp bé chào đời dễ dàng. Cho nên nếu được, bạn hãy thảo luận với bác sĩ của mình xem tư thế sinh nở cho bạn thế nào là phù hợp nhất.


Hít thở nhẹ nhàng

Hít thở một cách có quy luật không chỉ giúp bạn tập trung vào những cơn co thắt dầy nhất mà những lần hít thở sâu giữa 2 cơn đau sẽ khiến bạn thư giãn hơn.

Vận động một chút

Điều này không chỉ giúp bạn giải tỏa phần nào những khó chịu mà còn làm cho việc sinh nở thuận lợi hơn. Sau khi được bác sĩ cho phép, bạn có thể đi vòng quanh sân bệnh viện một chút, nhẹ nhàng vung tay vung chân, thậm chí từ từ đứng lên ngồi xuống.


Phát huy tối đa trí tưởng tượng


Điều này giúp các sản phụ có thể đưa mình vào trạng thái thư giãn nhất, còn gọi là "ru ngủ chính mình". Ở nhiều nhà hộ sinh ở các nước phát triển, người ta để sản phụ nghe nhạc và xem video với màn hình rộng với các hình ảnh và âm thanh về đại dương, về rừng hoa bát ngát, về những em bé đẹp như thiên thần. Điều đó khiến quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Bạn có thể tưởng tượng về những gì êm ái nhất, tưởng tượng mình đang trở về dòng sông quê hương, đang bồng đứa con bé bỏng xinh đẹp trên tay...

Lắng nghe "tiếng nói" của cơ thể

Sẽ không có phương pháp nào phù hợp với tất cả các sản phụ. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để tìm ra cách tốt nhất có thể đem lại cảm giác thư thái (tất nhiên là phải được sự đồng ý của bác sĩ trực tiếp). Chẳng hạn, có người cảm thấy thoải mái khi nằm trên nền đất lạnh, có chị em lại thấy tất cả các phương pháp hít thở đều không có tác dụng mà chỉ dễ chịu khi ôm được cái gối to đùng mềm mại trong tay... Vậy thì bạn hãy thử mọi cách xem sao. Trên đời có bao nhiêu đứa trẻ khác nhau thì cũng có bấy nhiêu hành trình vượt cạn khác nhau.

Làm thế nào khi mang bầu lại táo bón

Làm thế nào khi mang bầu lại táo bón

Luyện tập đều đặn không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói riêng mà còn đem lại ích lợi cho sức khỏe nói chung. Theo thống kê, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng táo bón, kể cả nhũng phụ nữ chưa hề bị táo bón từ trước đó. Điều này tuy không nguy hại đến thai nhi nhưng luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân:

Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi hay do sự chèn ép của thai nhi. Thậm chí thói quen ăn uống cũng có thể bị thay đổi, khiến các bà bầu phải chịu đựng cảm giác khó chịu khi mắc chứng táo bón.

Nguyên nhân:

- Hormon:

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột.

Cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giới tính duy trì thai, loại hormon này sẽ giúp thả lỏng các cơ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, việc các cơ được thả lỏng lại gây những tác động tiêu cực đến ruột, gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.

- Chế độ ăn uống:

Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì.

Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.

- Sự phát triển của thai nhi:

Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

- Khắc phục:

Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng. Để cải thiện tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

- Tăng chất xơ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, ngũ cốc, các chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải. Mỗi ngày bạn nên uống từ 7-8 cốc nước.

Bạn có thể uống nước ép hoa quả thay thế nước thông thường, các loại nước ép trái cây vừa có thể cung cấp chất xơ vừa có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Trái lại, nếu bạn chỉ uống một chút nước trà hay cà phê thì sẽ khó có thể khắc phục tình hình.

- Luyện tập đều đặn. Mặc dù khi mang thai bạn thường có cảm giác mệt mỏi và không thoải mái, nhưng vẫn nên thực hiện các bài tập. Luyện tập sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón.

Các bài luyện tập an toàn là đi bộ, bơi lội, yoga. Mỗi tuần nên luyện tập tối thiểu ít nhất với cường độ từ 2- 3 lần, mỗi lần khoảng từ 20-30 phút. Luyện tập đều đặn không chỉ có tác dụng đối với hệ tiêu hóa nói riêng mà còn đem lại ích lợi cho sức khỏe nói chung.


Theo CU - Tuổi Trẻ Online

17 tiêu chuẩn tiêm an toàn

17 tiêu chuẩn tiêm an toàn

1. Bơm kim tiêm vô khuẩn

2. Có sử dụng xe tiêm khi đi tiêm

3. Có sử dụng khay tiêm khi đi tiêm

4. Có hộp đựng vật sắc nhọn ở gần nơi tiêm

5. Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi chuẩn bị thuốc

6. Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi đưa kim tiêm qua da

7. Mang găng khi tiêm tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu

8. Kim lấy thuốc đảm bảo vô khuẩn

9. Tiêm thuốc đúng chỉ định

10. Tiêm thuốc đúng chỉ định

11. Tiêm đúng vị trí

12. Tiêm đúng góc kim so với mặt da

13. Tiêm đúng độ sâu

14. Rút pit tông kiểm tra trước khi bơm thuốc

15. Bơm thuốc đảm bảo hai nhanh một chậm

16. Không dùng hai tay đậy nắp kim

17. Cô lập ngay bơm kim tiêm đã nhiễm khuẩn trong hộp an toàn

Theo Hội điều dưỡng Việt Nam

BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC Online

CHƯƠNG 1:

NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC



Mục tiêu học tập:

1. Biết được phạm vi nghiên cứu của môn học.

2. Biết được các nguyên tắc đặt tên và danh từ giải phẫu học.



I. Định nghĩa và lịch sử

Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Nghiên cứu cấu trúc từng cơ quan và mối liên quan giữa giải phẫu và chức năng của cơ quan bộ phận đó.

Giải phẫu học là một môn khoa học cơ sở không những cho y học mà còn cho các ngành sinh học khác.

Lịch sử nghiên cứu giải phẫu có từ rất lâu. Trong quá trình phát triển đó đã xuất hiện những nhà giải phẫu học nổi tiếng như:

Hippocrate (460 – 377 TCN), cha đẻ của y học tây phương, đã đưa ra thuyết cấu tạo về con người là thuyết thể dịch “các cơ quan được tạo thành từ các thành phần là máu, khí, mật vàng và mật đen, các cơ quan có cấu tạo khác nhau là do tỷ lệ các thành phần trên khác nhau).

André Vésalius (1514 – 1519) được xem là cha đẻ của giải phẫu học hiện đại với tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica”. Với phương pháp nghiên cứu giải phẫu là quan sát trực tiếp trên việc phẫu tích xác.

Sau đó giải phẫu học không ngừng phát triển cho đến ngày hôm nay, nhờ các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giải phẫu học nổi tiếng.
(Xem tiếp 10 chương)